10 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiện nay đang được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển về ngôn ngữ lời nói của trẻ nói nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung. Có rất nhiều cách để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả. Hãy cùng Mầm Non Đức Huệ tìm hiểu top 10 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non đơn giản dễ thực hiện mà lại mang đến hiệu quả cao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Trẻ em phát triển thể chất và tinh thần theo từng giai đoạn khác nhau. Do đó, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được chia thành 5 giai đoạn như sau:

Các giai đoạn phát ngôn ngữ của trẻ

  • Giai đoạn tiền ngôn ngữ (trẻ em dưới 12 tháng tuổi): ở giai đoạn này trẻ tiếp xúc, phản ứng với âm thanh và ngôn ngữ cơ bản.
  • Giai đoạn từ vựng đơn (trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi): ở giai đoạn này trẻ bắt đầu nói những từ đơn giản và nhận biết những từ vựng cơ bản.
  • Giai đoạn từ vựng mở rộng (trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi): ở giai đoạn này trẻ mở rộng vốn từ vựng và sử dụng câu ngắn để diễn đạt ý kiến.
  • Giai đoạn câu chuyện và kỹ năng ngôn ngữ phát triển (trẻ em từ 2 đến 3 tuổi): ở giai đoạn này trẻ phát triển khả năng kể chuyện đơn giản và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và vui chơi với mọi người xung quanh.
  • Giai đoạn phát triển ngôn ngữ phức tạp (trẻ em từ 3 đến 5 tuổi): ở giai đoạn này trẻ mở rộng và xây dựng vốn từ vựng cho mình, sử dụng câu dài hơn và phát triển kỹ năng ngôn ngữ phức tạp như nối câu và miêu tả chi tiết các sự vật xung quanh.

Lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Giáo dục ngôn ngữ sớm cho trẻ em sẽ có tác động tích cực cho sự phát triển đa dạng về nhiều khía cạnh của trẻ. Việc áp dụng những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ giúp nâng cao những lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ trẻ em. Sau đây là những lợi ích mà việc phát triển ngôn ngữ sẽ mang lại cho trẻ.

Trẻ phát triển ngôn ngữ có những ưu điểm nào

  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng phát âm và nói, sau đó ghép từ thành một câu hoàn chỉnh và gia tăng vốn từ vựng. Từ đó trẻ có thể bày tỏ ý kiến và mong muốn của mình cho người xung quanh biết cũng như giao tiếp một cách hiệu quả hơn.
  • Tạo sự kích thích cho não bộ của trẻ phát triển, đặc biệt ở độ tuổi này trẻ thường hay tò mò và có vô số những câu hỏi về thế giới xung quanh. Thông qua sự giải thích bằng ngôn ngữ của những người xung quanh về những thứ trẻ đang nhìn thấy, trẻ sẽ ghi nhớ, phân tích và phản biện. Đây là tiền đề cho sự phát triển về tư duy và nhận thức của trẻ.
  • Phát triển ngôn ngữ còn giúp trẻ tiếp thu và phát triển những chuẩn mực đạo đức từ việc dạy dỗ của cha mẹ, trẻ sẽ biết những gì nên làm, những gì không nên làm.
  • Ngoài ra, phát triển ngôn ngữ sớm ở trẻ còn giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và hội họa.

TOP 10 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đơn giản và hiệu quả

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non là rất quan trọng. Vì vậy ta cần phải áp dụng đúng phương pháp nhằm để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất có thể. Và sau đây sẽ là một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non.

Dạy trẻ tập nghe, tập nói

Đây là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non rất dễ thực hiện nhưng tầm quan trọng của nó lại rất lớn. Ở lứa tuổi này trẻ rất thích bắt chước lại những gì mà trẻ nghe được. Vì vậy cha mẹ hãy cho bé nghe và xem những chương trình âm nhạc dành cho thiếu nhi, những bộ phim hoạt hình. Ngoài ra, cha mẹ hãy dạy cho trẻ nói những sự vật sự việc diễn ra xung quanh trẻ như gọi tên con vật, cây cối, hiện tượng, … Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ để trẻ có thể thích ứng với ngôn ngữ giao tiếp.

Tập trẻ nói để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng

Thường xuyên kể chuyện và đọc sách cho trẻ

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua việc kể chuyện hay đọc sách cho trẻ nghe là một phương pháp vô cùng hiệu quả, đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Vào những thời gian rảnh rỗi, đặc biệt là trước lúc trẻ đi ngủ, cha mẹ nên đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích cho trẻ nghe. Cách này vừa có thể cho trẻ rèn luyện khả năng nghe, hiểu mà còn giúp trẻ tăng dần trí nhớ khi nghe một câu chuyện. Hơn nữa, những câu chuyện cổ tích hay truyện tranh luôn chứa đựng những bài học về đạo đức và lối sống lành mạnh sẽ giúp trẻ học được những chuẩn mực về đạo đức.

Thường xuyên đọc sách giúp trẻ phát triển ngôn của mình

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua các trò chơi

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi sẽ giúp cho trẻ có những phút giây vui vẻ cùng bạn bè và người thân. Đồng thời, phương pháp này còn giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng giao tiếp. Những trò chơi này cần sự tương tác và trao đổi lẫn nhau giữa những người tham gia. Vì vậy, trẻ sẽ học được cách giao tiếp và truyền đạt ý kiến của mình thông qua các trò chơi. Đây là một phương pháp dễ thực hiện, không mất nhiều công sức và đạt hiệu quả cao.

Thông qua trò chơi giúp trẻ học hỏi ngiều kiến thức ngôn ngữ hơn

Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật

Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như múa hát, vẽ tranh, … là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vô cùng hiệu quả. Với những bài hát thiếu nhi vui tươi, giai điệu nhẹ nhàng và dễ nhớ sé giúp trẻ rèn luyện khả năng lắng nghe, ghi nhớ và trẻ sẽ học được cách phát âm thông qua việc học hát. Đối với bộ môn hội họa sẽ giúp cho trẻ nhận diện được màu sắc, phân biệt được các sự vật xung quanh, đồng thời có thể biểu đạt suy nghĩ của trẻ một cách sinh động.

Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật

Tạo cơ hội cho trẻ khám phá các loại nhạc cụ và âm thanh

Cho trẻ tiếp xúc và khám phá các loại nhạc cụ và âm thanh khác nhau là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Hãy bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với những âm thanh phổ biến và quen thuộc như tiếng các tiếng kêu của các con vật, âm thanh của những vật dụng trong đình, … Sau đó hãy cho bé nghe những âm thanh từ các loại nhạc cụ. Từ đó, khả năng nghe và nhận biết âm thanh của trẻ sẽ ngày một tốt hơn.

Phát triển từ vựng cho trẻ

Phát triển từ vựng là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Có một vốn từ vựng tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu trẻ có được một vốn từ vựng phong phú thì sẽ giúp ích cho việc biểu đạt ý kiến thông qua lời nói, cử chỉ và hành động. Cha mẹ hãy cho bé chơi các trò chơi như ghép từ ngữ, ghép tranh với nội dung tranh, … Các trò chơi này sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc phát triển vốn từ vựng.

Tạo ra môi trường từ vựng giàu động từ

Tạo ra môi trường từ vựng nhiều động từ là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vô cùng hiệu quả. Trẻ em vốn có tính hiếu động nên sẽ tiếp thu rất nhanh những động từ như chạy, nhảy, bước, xoay, … Cha mẹ hãy thường xuyên sử dụng những động từ này kèm theo những yêu cầu đối với trẻ thực hiện hành động thì trẻ sẽ có thể ghi nhớ tốt và song song đó là sử dụng chúng để biểu đạt hành động.

Giao tiếp với trẻ một cách linh hoạt với hai hoặc nhiều loại ngôn ngữ

Giao tiếp với trẻ bằng nhiều loại ngôn ngữ là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây khó cho cha mẹ của bé nếu họ không có ngôn ngữ thứ hai. Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phía cha mẹ và chỉ nên áp dụng cho trẻ với một số hoạt động diễn ra hằng ngày như ăn cơm, vui chơi, thay quần áo, … Cha mẹ sẽ lặp lại các từ vựng của ngôn ngữ thứ hai khi đang thực hiện các hoạt động nói trên để trẻ làm quen và hiểu dần dần.

Cho trẻ tiếp xúc với môi trường sử dụng ngôn ngữ thứ hai một cách thường xuyên

Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường sử dụng ngôn ngữ thứ hai là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vừa hiệu quả lại rất dễ thực hiện. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến những địa điểm có nhiều người sử dụng ngôn ngữ thứ hai như công viên, cửa hàng, thư viện, … để trẻ có thể thích ứng  với ngôn ngữ thứ hai, rồi dần dần trẻ sẽ có thể nghe và tập nói ngôn ngữ thứ hai.

Cho trẻ học tập ngoài lớp học

Cho trẻ học tập ngoài lớp học là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cực kỳ hữu ích và dễ thực hiện để phát triển ngôn ngữ, tư duy và các khía cạnh khác của trẻ. Ngoài môi trường lớp học, cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi có không khí trong lành, mát mẻ như công viên, sở thú, những chuyến cắm trại, … để trẻ có thể thỏa sức vui chơi và tự do phát triển bản thân. Thông qua đó trẻ có thể phát triển tư duy, ngôn ngữ và phát triển các giác quan.

Xem thêm bài viết liên quan

--> Những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi hiệu quả

--> Chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

--> Tổng hợp sách phát triển ngôn ngữ cho trẻ rèn trí thông minh

Trên đây là 10 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà cha mẹ có thể áp dụng để phát triển ngôn ngữ cũng như là các khía cạnh khác cho con của mình. Mong rằng các bậc cha mẹ sẽ áp dụng thật tốt để cho trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.