Giáo dục và nuôi dạy trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với bậc phụ huynh nhằm giúp trẻ phát triển và trở thành người có ích cho xã hội. Hơn nữa, việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng phải làm, điều đó hoàn toàn có lợi cho con mình. Trong bài viết này Mầm Non Đức Huệ sẽ chia sẻ tới cho bạn top 10+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, hãy cùng tham khảo các kỹ năng sống cho trẻ ngay bài viết dưới đây.
Kỹ năng sống cho trẻ là gì?
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ bao gồm các kỹ năng trong giao tiếp hàng ngày, kỹ năng giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó giúp trẻ vận dụng những kiến thức đã được dạy để áp dụng trong cuộc sống thực tiễn, biết cách tương tác với mọi người xung quanh hơn. Có thể nói rằng, kỹ năng sống là một trong những kỹ năng cần thiết cho trẻ mà phụ huynh, nhà trường cần hướng tới nhiều hơn trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non hiện nay.
Lý do bạn cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Độ tuổi mầm non là khi trẻ được 2,5 tuổi tới 4 tuổi, đây là thời điểm trẻ học hỏi và ghi nhớ những gì mà trẻ được học và được nhìn thấy nhanh chóng. Khi này bạn phải biết nắm bắt thời cơ, dạy các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non nhằm mục đích xây dựng tính cách và nắm bắt được thế mạnh của trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc và rèn luyện kỹ năng sống từ bé thì đây sẽ là lợi thế không hề nhỏ, giúp bé tự tin hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với những vấn đề phức tạp khi bé gặp phải mà không có cha mẹ bên cạnh, thì bé hoàn toàn có thể vận dụng kỹ năng sống được học để xử lý vấn đề một cách nhanh gọn.
Những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ mà ba mẹ có thể dạy tại nhà
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách cần phải thực hiện. Tuy nhiên, việc cho con tham gia vào các khóa học ngoại khóa hay học trường ngoài sẽ tốn thêm khoản chi phí kha khá và không phải gia đình nào cũng có điều kiện. Vì thế mà ở phần này chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, để bạn có thể dạy tại nhà.
Thông qua những trò chơi đơn giản
- Trò chơi xếp hình: Trò chơi này không chỉ giúp trẻ rèn kỹ năng xếp hình mà còn phát triển trí thông minh và khả năng tư duy logic.
- Trò chơi ghép hình: Trẻ sẽ phải tập trung và tìm hiểu về các hình dạng khác nhau khi ghép các mảnh lại với nhau.
- Trò chơi xếp domino: Trò chơi này giúp trẻ rèn kỹ năng xếp dominos một cách cẩn thận và kiên nhẫn. Đồng thời phát triển khả năng quan sát và suy luận.
Thông qua sinh hoạt hằng ngày
- Nấu ăn: Dạy trẻ cách nấu ăn không chỉ giúp rèn kỹ năng tự lập mà còn phát triển tư duy sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.
- Dọn dẹp: Trẻ cần được dạy cách quản lý thời gian và không gian bằng cách dọn dẹp đồ đạc cá nhân và phòng ngủ của mình.
- Trồng cây: Trẻ sẽ học cách chăm sóc cây cỏ, quan sát quá trình phát triển của nó và hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Thông qua những bài học từ truyện cổ tích, phim ảnh dành cho trẻ
- Quyết định đúng sai: Trẻ sẽ học cách đánh giá và phân biệt đúng sai qua những câu chuyện trong truyện cổ tích hoặc phim ảnh dành cho trẻ.
- Kỹ năng giao tiếp: Những câu chuyện về tình bạn và tình người sẽ giúp trẻ học cách giao tiếp, tầm quan trọng của việc lắng nghe và chia sẻ.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: Truyện cổ tích và phim ảnh có thể giúp trẻ hiểu về cảm xúc, quản lý cảm xúc và giải quyết xung đột một cách khéo léo.
Top 10 + Kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ phát toàn diện
Trẻ mầm non là những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất của cuộc đời. Để giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống, việc trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản là rất quan trọng. Dưới đây là danh sách top 10 + Kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ phát toàn diện.
Giáo dục kỹ năng ăn cho trẻ mầm non
Một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non đầu tiên mà bạn cần dạy chính là kỹ năng ăn, đây là kỹ năng cần thiết cho trẻ hiện nay. Việc để bé tự xúc ăn trong các bữa ăn sẽ hình thành thói quen tốt, không chỉ cho sức khỏe mà còn tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc tự ăn còn thể hiện tính tự lập, tuy giai đoạn đầu sẽ khá vất vả nhưng một thời gian sau bé sẽ thích nghi dần dần việc tự ăn.
--> Xem ngay: Gợi ý 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi nên dạy từ sớm
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non thì kỹ năng giao tiếp và ứng xử là kỹ năng không thể nào thiếu đi được. Bởi vì trong bất cứ hoạt động nào thì đều phải có sự tương tác qua lại, từ đó thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn, cùng nhau phát triển. Vậy nên bạn cần phải dạy kỹ năng giao tiếp khi trẻ 3-5 tuổi, bởi đây là giai đoạn trẻ gia tăng nhu cầu tương tác, kết nối với thế giới xung quanh.
Giáo dục kỹ năng sắp xếp đồ cho trẻ
Một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là tự sắp xếp đồ đạc. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen gọn gàng, chỉn chu từ khi còn bé, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. Đầu tiên bạn có thể làm mẫu cho bé và khuyến khích bé cùng làm cùng, để không cảm thấy cô đơn.
Kỹ năng bơi lội
Bơi lội là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bạn nên dạy cho trẻ khi còn bé. Điều này không chỉ giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân khi bơi lội mà đây là môn thể thao rèn luyện thể chất, chiều cao để trẻ sở hữu thân hình cân đối hơn. Ngoài ra, kỹ năng bơi lội còn nâng cao sự tập trung, tăng khả năng nhận thức và cải thiện giấc ngủ cho bé.
--> Xem ngay: Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi | 10 kỹ năng bé cần biết
Tuy nhiên, để quá trình bơi lội diễn ra suôn sẻ thì bạn cũng cần lưu ý như sau:
- Tham gia vào lớp học bơi dành riêng cho trẻ
- Mặc áo phao khi bơi
- Cho trẻ tiếp cận phương pháp bơi phù hợp
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi bơi
- Kiên nhẫn tập dần cho trẻ, không nên ép buộc hay la mắng.
Kỹ năng chăm sóc bản thân
Một trong những kỹ năng sống của trẻ mầm non cần có là biết chăm sóc bản thân. Hầu hết các bé hiện nay đều được phụ huynh chăm sóc mọi mặt, vì sợ con quá nhỏ không thể làm một mình và điều này hoàn toàn sai. Trẻ nhỏ rất thích bắt chước mọi hoạt động của người lớn, đây là thời điểm tốt nhất để bạn chỉ bảo cho trẻ. Trẻ phải tự làm những việc đơn giản như đánh răng, vệ sinh cá nhân và tự đi ngủ mà không cần người lớn hỗ trợ.
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng sống của trẻ mầm non cần được hình thành từ khi còn bé là quản lý thời gian. Khi lên ba, bạn hãy dạy cho trẻ khái niệm thời gian và học cách quản lý thời gian sao cho hiệu quả, bạn có thể cho trẻ dùng đồng hồ đeo tay. Đồng thời giúp trẻ sắp xếp công việc hợp lý, liệt kê những việc cần làm trước để tạo tính kỷ luật từ bé.
Kỹ năng học hỏi xung quanh
Trẻ nhỏ luôn tò mò và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, cho nên bạn hãy tạo điều kiện để trẻ tự do khám phá và học hỏi. Khi này bạn có thể cho trẻ đọc sách nhiều chủ đề khác nhau, tham gia các hoạt động vui chơi hay xem các chương trình khoa giáo đều được. Bạn đừng quên dạy trẻ cách đặt câu hỏi “ vì sao…?” Và cùng trẻ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, như vậy trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn và thích tìm tòi nhiều điều mới hơn.
Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ
Việc hình thành góc kỹ năng sống cho trẻ mầm non là cần thiết, ngoài việc dạy trẻ khả năng tự chăm sóc bản thân thì bạn phải hướng dẫn trẻ cách chia sẻ và giúp đỡ mọi người nữa. Điều này không chỉ rèn luyện tính tự lập mà còn giúp trẻ hiểu được việc giúp đỡ và chia sẻ công việc với người khác như thế nào. Để trẻ học và làm những điều này thì bạn phải là tấm gương tốt để con noi theo, khi thấy người khác gặp vấn đề cần giúp đỡ thì bạn hãy gợi ý cho trẻ để trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn theo cách mà trẻ học được bạn.
Kỹ năng vượt qua thử thách, khó khăn
Trong suy nghĩ của trẻ thì bố mẹ không thể nào thiếu đi được, họ sẽ là người đầu tiên giúp bé vượt qua khó khăn. Nếu bạn muốn tạo tính tự lập cho trẻ thì hãy áp dụng kỹ năng sống mầm non ngay bằng cách dạy trẻ kỹ năng vượt qua thử thách và khó khăn. Hắt đầu từ việc tạo thói quen đứng dậy sau ngã, tự giải quyết trước khi hướng dẫn cho trẻ.
Kỹ năng nói thật
Trẻ em như tờ giấy trắng vậy, cho nên sẽ không biết tác hại của việc nói dối. Ở lứa tuổi mầm non thì trẻ tiếp thu cực nhanh, dễ học và dễ nhớ cho nên bạn phải trò chuyện thường xuyên với con và khuyến khích con nói ra suy nghĩ của bản thân. Nếu trẻ mắc lỗi thì động viên trẻ thừa nhận và khen ngợi tính tự giác, để con nhận ra lỗi lầm chứ không phải nói dối để che đậy sự thật. Đây là kỹ năng cho trẻ mầm non không thể nào thiếu được, đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phụ huynh khi dạy con.
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Ngoài các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà chúng tôi kể ở trên thì bạn cũng nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Nhất định phải biết cách giải quyết và đối phó khi gặp tình huống tương tự. Trước tiên bạn phải dạy trẻ không tiếp xúc với người lạ, không nhận hay lấy bất cứ thứ gì mà người lạ cho và đồng thời hạn chế để trẻ ngồi trong lòng người lạ. Trong đó bao gồm cả bạn thân của cha mẹ, người khác giới vì bạn không thể lường trước được sự nguy hiểm mà trẻ sẽ gặp phải.
Kỹ năng chăm sóc động vật, trồng cây
Bạn cũng phải dạy cho trẻ kỹ năng chăm sóc động vật và trồng cây nữa. Lợi ích của việc này là giúp tâm hồn và tính cách của trẻ tươi đẹp hơn, tạo cảm xúc tích cực, ấm áp. Khi này bạn hãy giúp con sống hòa hợp và chăm sóc, yêu thương động vật ngay từ bé. Việc một đứa trẻ chăm sóc cây cối tốt sẽ phần nào hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
--> Xem ngay: Top 10 sách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phụ huynh nên biết
Với các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong bài viết này không chỉ giúp rèn luyện trí tuệ cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách, tăng giá trị bản thân. Việc của bạn cần làm là tạo điều kiện và thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động đúng lứa tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành công dân có ích.